DOANH SỐ VÀ DOANH THU LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT VÀ CÁCH TÍNH

  -  

Trong hoạt động kinh doanh bán hàng, các chỉ số như doanh số, doanh thu, lợi nhuận…được xem là các thước đo quan trọng để phản ánh về tiềm lực tài chính cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường của một doanh nghiệp. Và việc làm cách nào để tăng trưởng doanh số bán hàng một cách hiệu quả chính là điều mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.

Các chuyên gia onaga.vn sẽ chia sẻ đến bạn đọc khái niệm doanh số là gì và tầm quan trọng cũng như cách tăng doanh số bán hàng tối ưu cho doanh nghiệp. Tham khảo bài viết tại đây.

Bạn đang xem: Doanh số và doanh thu là gì? sự khác biệt và cách tính

Doanh số là gì?

Doanh số được hiểu là toàn bộ số lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là tuần/tháng/quý/năm và được gọi là một kỳ kế toán. Doanh số bao gồm doanh số bán hàng - là tổng số tiền thu được trong một thời gian nhất định và phần tiền chưa được nhận (đại lý ký gửi, đơn hàng giao trước trả tiền sau…).

Doanh số là gì?

Doanh số được xác định dựa trên công thức: Số lượng sản phẩm doanh nghiệp bán ra x với giá bán của sản phẩm.

Tầm quan trọng của doanh số trong doanh nghiệp?

Để đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp, chúng ta chỉ cần nhìn vào sức bán mà doanh nghiệp đó thu được trong một khoảng thời gian là như thế nào. Doanh số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đó hoạt động kinh doanh phát triển, lãnh đạo có chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhân viên công ty làm việc hiệu quả. 

Trong đó, chiến lược kinh doanh được đánh giá là công việc quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Bởi sở hữu một chiến lược tổng thể, bài bản và phù hợp với điều kiện sẽ tạo cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường và nâng cao doanh số hiệu quả.

Ngược lại, nếu doanh số giảm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đó đang gặp vấn đề gây ảnh hưởng từ một hay nhiều nguyên nhân trong quy trình bán hàng. Từ đó cần tìm hiểu và khắc phục nhanh chóng, giảm tình trạng thất thoát doanh thu của công ty.

Tầm quan trọng của doanh số đối với các công ty còn nằm ở việc khi doanh số tăng, tốc độ lưu chuyển vốn, quay vòng vốn của doanh nghiệp cũng gia tăng từ đó mang đến lượng vốn chủ sở hữu dồi dào để tái đầu tư, giảm tỷ trọng vốn vay ở ngoài. Khi doanh số giảm, đồng nghĩa với việc giá trị thanh khoản tỷ lệ quay vòng vốn thấp khiến cho doanh nghiệp có khả năng đứng bên bờ vực của sự phá sản.

Sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu

Do không hiểu rõ bản chất vì vậy mà có rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn giữa hai khái niệm doanh số và doanh thu. Điều này có thể gây ra những sai lầm nghiêm trọng khi thực hiện đánh giá năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp.

Xem thêm: Liền Kề Him Lam New Star Long Biên, Him Lam New Star Thượng Thanh

*

Sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu

Vậy sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu là như thế nào?

Như mọi người đã biết thì doanh số là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, doanh thu được hiểu là tổng các giá trị có lợi ích về mặt kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong một kỳ kế toán.

Hiểu một cách đơn giản thì doanh thu không chỉ bao gồm số tiền thu được từ bán hàng (lợi nhuận) mà nó còn bao gồm cả các lợi ích từ hoạt động đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, chứng chỉ quỹ…), hoạt động cho thuê tài sản, lãi suất ngân hàng…Doanh thu là một chỉ số quan trọng với doanh nghiệp để tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng lượng hàng hóa bán ra. 

Việc nắm bắt rõ ràng hai khái niệm doanh số và doanh thu giúp doanh nghiệp hiểu rõ tình hình hoạt động bán hàng, năng lực tài chính hay là hiệu quả của các chiến lược kinh doanh mang lại. Nếu không phân biệt được hai khái niệm này, doanh nghiệp rất dễ bị bỏ quên tính thanh khoản, dòng tiền hay các sự cố về độ trễ từ các khoản đầu tư. 

Ngoài việc nắm vững khái niệm Doanh số trong bài viết này, bạn có thể tìm hiểu thêm về định nghĩa Doanh thu là gì mà onaga.vn đã đề cập trong nội dung: Doanh thu là gì và 6 cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả

Các cách thúc đẩy tăng doanh số hiệu quả

Điều mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu hiện nay đó chính là làm cách nào để có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng một cách hiệu quả từ đó tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Theo các chuyên gia nhận định, tùy vào từng lĩnh vực ngành nghề, kinh nghiệm của nhà lãnh đạo mà mỗi một công ty sẽ có các chiến lược bán hàng riêng. 

Sau đây là một vài gợi ý về các cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo.

Cách thúc đẩy tăng doanh số hiệu quả

Sử dụng hình thức chiết khấu, giảm giá

Chiết khấu là một trong những chiến lược marketing về giá sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong hoạt động kinh doanh để nhằm mục đích kích thích khả năng mua sắm của người tiêu dùng. Bản chất của hình thức này là việc doanh nghiệp giảm giá niêm yết của sản phẩm với một tỷ lệ phần trăm nhất định từ đó thu hút và tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng.

Cung cấp dịch vụ miễn phí

Để tăng doanh số bán hàng hiệu quả mọi người có thể sử dụng chiến lược cung cấp các dịch vụ miễn phí, dùng thử sản phẩm cho khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn. Khi khách hàng đã có sự trải nghiệm đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty, lúc này doanh nghiệp cần khéo léo đưa ra các điểm hấp dẫn ở tính năng nằm ở gói nâng cao để kích thích khách hàng sử dụng. 

Tạo ra sự khan hiếm

Tạo sự khan hiếm là một chiêu trò nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng được rất nhiều cửa hàng áp dụng trong những năm gần đây. Không phải tự nhiên mà rất nhiều khách hàng phải xếp một hàng dài để chờ đến lượt mua sắm trước những cửa hàng có đưa ra thông báo chương trình khuyến mãi cho 100-150 khách hàng đầu tiên.

Chiến thuật này còn gây ra được hiệu quả bán hàng cực kỳ lớn khi có thể tác động đến tâm lý của đám đông. Khi một đoàn người xếp hàng trước một cửa hàng sẽ kéo theo rất nhiều sự tò mò của các khách hàng khác từ đó nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Tải Phần Mềm Auto Fifa Online 4, Phần Mềm Auto Fifa Online 4

Doanh số hay doanh thu đều là những chỉ số vô cùng quan trọng phản ánh đến sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Vì vậy, để công ty phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững thì các nhà quản trị cần nắm rõ kiến thức, tầm quan trọng của doanh số, doanh thu đồng thời xây dựng các chiến lược kinh doanh, marketing nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả.